Cần hiểu đúng về bình chữa cháy CO2 chứ không chỉ mua đối phó

Cần hiểu đúng về bình chữa cháy CO2 chứ không chỉ mua đối phó

Cần hiểu đúng về bình chữa cháy CO2 chứ không chỉ mua đối phó

Hotline: 0966.114 114

Cần hiểu đúng về bình chữa cháy CO2 chứ không chỉ mua đối phó

An toàn phòng chống cháy nổ là công việc vô cùng quan trọng mà hầu hết tất cả các công ty, dịch vụ kinh doanh, nhà thờ, trường học, bệnh viện, phòng khám, xí nghiệp đều bắt buộc phải có.

Tuy nhiên, trên thực tế 90% người dùng mua bình chữa cháy như các loại bình chữa cháy co2 chỉ để đối phó với cơ quan chức năng chứ chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của sản phẩm này.

Nhưng

Bạn nên hiểu đây là sản phẩm “CỨU MẠNG” chứ không đơn thuần chỉ đối phó như nhiều người vẫn nghĩ.

Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu về bình chữa cháy CO2 để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra nếu sự cố không may ập đến.

Bình chữa cháy CO2 là gì? Vì sao sử dụng CO2 làm chất chữa cháy?

Bìnhcứu hỏa chữa cháy CO2 là: Loại bình chứa chất chữa cháy dạng khí (thường là CO2) được nén dưới dạng lỏng (nhiệt độ thấp, thường là từ -73 đến -79 độ C). Khi chữa cháy, CO2 trong bình được phun vào đám cháy, làm loãng không khí cháy và giảm nhiệt độ của vật cháy.

CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.

Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.

Sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy là bởi vì:

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,9 độ C.

Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Cấu tạo bình CO2 như thế nào?

Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ.
Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Nga, Ba Lan…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản…).

Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.
Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Bình thường được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen).

Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng, thời gian sử dụng…

Vì sao co2 chữa cháy được ?

Mục đích của việc sử dụng khí CO2 thực tế là làm giảm hàm lượng Oxy từ 20% xuống đến gần 0%.

Bởi vì

Khi phát sinh đám cháy, nghĩa là có vật gây cháy tác dụng với Oxy trong không khí gây ra tia lửa từ đó phát sinh ngọn lửa. CO2 làm giảm hàm lượng oxy trong đám cháy dần dần xuống 0.

Cũng bởi tác dụng này

Ngọn lửa không còn oxy nên sẽ tắt dần và đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Bên cạnh đó,

CO2 còn ngăn chặn nguy cơ gây nổ trong các đám cháy.

Cách nhận biết bình CO2 qua đặc điểm và ký hiệu trên bình

Loại bình CO2 để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh.

Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.

Đám cháy loại A, B, C, D, E là viết tắt của các loại đám cháy sau.

– A: đám cháy bắt nguồn từ những vật rắn như: gỗ, giấy, lụa, nhựa…

– B: đám cháy chất lỏng như cồn, xăng, dầu…

– C: Đám cháy liên quan đến chất khí: Gas, Metan…

– D: Đám cháy bắt nguồn từ những kim loại K, Na, Mg …

– E: Đám cháy liên quan đến những thiết bị điện.

Trên bình chữa cháy COcó các ký hiệu sau để nhận biết:

  • Bình COkhông có đồng hồ áp suất
  • Vòi bình CO2 là ống loe
  • Trên bình COsẽ có ký hiệu MT hoặc CO2
  • Ký hiệu trên bình có ý nghĩa như sau:
    • MT: là ký hiệu bình khí COcòn số kế tiếp chỉ số kg
    • Vd: MT3 : là bình chữa cháy bằng COcó khối lượng 3 kg.

 

 

  • Cách sử dụng bình CO2 an toàn

    Nên nhớ hướng vòi phun của bình chữa cháy vào đám cháy, khoảng cách tối thiểu tầm 0.5. Đồng thời, tay kia mở van bình hoặc bóp cò để đưa khí CO2 tiếp xúc nhiều nhất với khu vực bị cháy.

    Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun khí CO2 vì khi phun thì sẽ tạo ra chất CO rất độc.

    Vì bình chữa cháy CO2 có nhiều loại nên cần phải đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

    Khi phun phải cầm bình thẳng đứng, đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong), phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.

    Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

    Đề phòng bỏng lạnh, chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đòn bẩy, khi phun xong tránh cầm bình trực tiếp.

     

    Những lưu ý khi dùng bình CO2 chữa cháy

    Một số đám cháy kim loại như đám cháy của magie (Mg) thì không được dùng CO2 vì Mg sẽ đẩy Carbon ra khỏi CO2

    Mà Carbon lại rất dễ bắt lửa nên đám cháy ngày càng to hơn

    CO2 + 2Mg => 2MgO + C

    Bên cạnh đó

    Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ,

    Vì:
    CO2 + C  =  2CO ¬
    CO2 + M  =  MO  +  CO ¬

    CO là khí độc và rất dễ nổ.

    – Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
    – Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
    – Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

    Bảo quản bình CO2 như thế nào đúng cách?

    – Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550 độ C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
    – Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.

Khi nào nên nạp lại bình CO2

Bình chữa cháy sau 1 thời gian sử dụng (tối đa là 5 năm), cứ mỗi 6 tháng bạn nên kiểm tra và nạp lại bình 1 lần để đảm bảo chất chữa cháy bên trong luôn trong tình trạng tốt nhất.

Khi nạp bình bạn nên chọn những công ty có máy móc hiện đại, nạp và bơm áp suất đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho bình chữa cháy của bạn.

Riêng với bình CO2 cách kiểm tra nhanh nhất và hiệu quả nhất là CÂN KÝ BÌNH

Đây là cách nhanh và dễ dàng nhất.

Bởi vì bình CO2 có ghi cân nặng bên ngoài bình, như 1 kg, 3 kg, 5 kg…

Bạn chỉ cần đặt lên bàn cân, nếu thấy khối lượng giảm 30% so với bán đầu thì phải đi nạp bình lại ngay.

  • Khi nào nên thay bình mới?

    Thời hạn sử dụng của bình chữa cháy CO2 tối đa cao nhất là 5 năm (đây là thời gian tính luôn cho các lần nạp bình lại). Khi mua bình các công ty sẽ dán thời hạn sử dụng lên bình để bạn có thể kiểm soát thời hạn sử dụng.

    Thời gian bảo hành của bình chữa cháy mới 100% là 12 tháng.

  • Kiểm tra, bảo dưỡng bình thế nào?

    Bình chữa cháy phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần.

    Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy với các yêu cầu sau:

  • Đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định.
  • Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.
  • Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại khí đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất.
  • Để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:
    – 12 tháng 1 lần đối với bình mới.
    – 06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại
  • Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến
0966.114 114
  • Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàngHỗ trợ khách hàng
  • 0967114114
  • vuipccc.minhnhat@gmail.com
  • Kỹ Thuật Kỹ ThuậtKỹ Thuật
  • 0977 114 114
  • nguyendat379@gmail.com
Fanpage
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH NHẬT CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH NHẬT CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH NHẬT CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH NHẬT CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH NHẬT